Trang chủ / Blog / Vi Bào Tử Trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) Trên Tôm Nuôi

Vi Bào Tử Trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) Trên Tôm Nuôi


GIỚI THIỆU

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm nuôi nước lợ đang có nhiều chiều hướng gia tăng ở một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Mexico, Úc, Venezuela, Bangladesh và Việt Nam. Mặc dù tôm bị nhiễm bệnh không chết hàng loạt như bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính (AHPND), bệnh đốm trắng (WSSV) nhưng đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm trong ao do tốc độ tăng trưởng của tôm kém. Đối với một số ao nhiễm vi bào tử trùng EHP, tôm chỉ đạt kích cở 4 – 5g sau 90 – 100 ngày nuôi. Tốc độ tăng trưởng này rất thấp so với tốc độ tăng trưởng bình thường của tôm.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopanaei thuộc họ Enterocytozoonidae gây ra. Bào tử có hình bầu dục, đơn nhân, phía trước có 5-6 vòng sợi tơ, có không bào phía sau, có đĩa bám gắn với sợi tơ ở đầu cực nang, vách tế bào mỏng.

Loài vi bào tử trùng này khác với các nhóm vi bào tử trùng gây bệnh bông gòn trên tôm nuôi.

EHP là loại ký sinh trùng nội bào bắt buộc, thuộc nhóm phân loại gần với nấm.


DẤU HIỆU BỆNH LÝ 

  • Tôm nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh lý điển hình. Tỷ lệ chết thấp.
  • Tôm nhiễm bệnh thường có kích cỡ không đồng đều sau 20 – 25 ngày thả nuôi.
  • Tôm bơi lội chậm chạp, hoạt động bắt mồi giảm.
  • Tôm nhiễm EHP có tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 10 – 40% so với tôm khoẻ.
  • Gan nhạt màu. Vi bào tử trùng EHP chủ yếu tấn công vào tế bào gan tuỵ và nhân số lượng lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan tuỵ tôm.
  • EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng cũng như năng lượng dự trữ trong gan tuỵ tôm. Điều này làm cho tôm không đủ dinh dưỡng cho quá trình lột xác và phát triển. Tôm bị ốp thân rất nhiều trong quá trình nhiễm EHP.
  • Ruột trống, có dịch màu vàng nâu. Một số ao nuôi khi tôm nhiễm EHP có xuất hiện hiện tượng phân trắng.

CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

  • Không có ký chủ trung gian nhưng có nhiều nhóm sinh vật mang mầm bệnh như cua, artemia, giun nhiều tơ (rươi), nhuyễn thể (hàu)…
  • EHP có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con trong quá trình sinh sản.
  • EHP sẽ lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khoẻ trong ao nuôi do quá trình ăn nhau trong ao nuôi, cũng như từ phân tôm nhiễm EHP.

VÒNG ĐỜI CỦA EHP

  • Bào tử nảy mầm, tấn công vào màng tế bào vật chủ bằng ống polar và đưa vật chất di truyền vào trong tế bào chất.
  • Các bào tử phát triển và nhân chia nhiều lần thành 1 bào nang (plasmodium).
  • Các tiền chất được hình thành trong các bào nang để giúp cho quá trình sinh bào tử.
  • Các bào nang phân cắt thành tiền bào tử.
  • Các bào nang phân cắt thành tiền bào tử.
  • Tế bào chủ vỡ ra và giải phóng các bào tử trưởng thành.

Nguồn: watson và ctv, 2015


BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA EHP

  • Sử dụng
  • Áp dụng các biện pháp An Toàn Sinh Học trong trại giống, trại ương tôm và trại nuôi tôm thương phẩm.

Tôm bố mẹ

  • Sử dụng tôm bố mẹ SPF.
  • Không nên sử dụng nguồn tôm trong ao để làm tôm bố mẹ.
  • Tránh sử dụng nguồn thức ăn tươi sống có mang mầm bệnh. Thức ăn tươi sống nên trữ ở - 20oC để tiêu diệt vi bào tử trùng EHP.

Ương tôm

  • Nên áp dụng mô hình ương tôm trong 20 – 30 ngày đầu trong bể nhỏ. Qua đó, người nuôi có thể đánh giá sự phát triển của tôm cũng như phát triển được tôm có nhiễm EHP hay không.
  • Áp dụng phương pháp PCR để kiểm tra mầm bệnh EHP và các mầm bệnh nguy hiểm trước khi thả giống.
  • Ở giai đoạn này, nếu phát hiện tôm mang mầm bệnh thì tiến hành huỷ đàn tôm tránh lây lan, giảm chi phí xử lý và tiết kiệm được thời gian.
  • Có thể sử dụng một số thảo dược và acid hữu cơ để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho tôm.

Nuôi tôm thương phẩm 

  • Tiến hành khử trùng các thiết bị, dụng cụ trong ao nuôi.
  • Làm sạch bùn đáy ao để loại trừ mầm bệnh EHP.
  • Lắp đặt hệ thống sục khí và quạt nước để đảm bảo sự tuần hoàn nước trong ao thật tốt.
  • Thả giống tôm với mật độ vừa phải.
  • Trách cho ăn quá mức.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung như acid hữu cơ, men vi sinh, để tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của bào tử EHP.

SẢN PHẨM GỢI Ý

VI BÀO TỬ TRÙNG Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ở tôm nuôi