Trang chủ / Tư vấn kỹ thuật / Hội Chứng Bệnh Phân Trắng (White Feces Syndrome) Trên Tôm

Hội Chứng Bệnh Phân Trắng (White Feces Syndrome) Trên Tôm


Giới thiệu

Hội chứng phân trắng (WFS) là sự hiện diện của những sợi phân trắng nổi trong ao tôm (Penaeus monodon & P.vannamei) ở các nước ĐÔNG NAM Á. Hội chứng được phát hiện có liên quan đến một số vấn đề bao gồm tôm chậm phát triển, chênh lệch kích thước, giảm tốc độ tăng trưởng của tôm và tỷ lệ chết mãn tính.

Tác nhân gây bệnh

Theo Soraphat Panakorn, nhóm tác nhân gây bệnh:

1/ Nhóm vi khuẩn vibrio

2/ Nhóm gây độc gây tổn thương

  • Độc tố bởi các loại khí độc: NH3, H2S.
  • Độc tố bởi nấm từ thức ăn: Thức ăn trong mùa mưa, điều kiện bảo quản không tốt khiến độ ẩm cao và sản sinh ra các loại nấm mốc tiết độc tố.
  • Độc tố bởi tảo độc (Cyanobacteria).
  • Vi bào tử trùng Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
  • Các cấu trúc của nhóm tảo Silica diatom: do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương.
  • Ký sinh trùng Gregarine.
  • Thể vermiform.

Dấu hiệu bệnh lý

  • Lượng thức ăn trong nhá của tôm còn nhiều, tuỳ thuộc và mức độ bệnh nếu nhẹ tôm sẽ giảm ăn và nếu nặng tôm sẽ bỏ ăn.
  • Phân tôm nổi trên mặt nước, trong nhá, tập trung cuối gió.
  • Quan sát đường ruột của tôm thấy phân bị đứt quãng, bóp nhẹ phân di chuyển trong đường ruột (phân lỏng), nếu nặng hơn đường ruột tôm thấy trống thức ăn.
  • Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng. 
  • Vỏ của tôm bị mềm, gan – tuỵ chuyển sang màu lợt, mềm nhũn.
  • Mang ngã dần về màu tối tuỳ theo mức độ.
  • Tôm bị ốp thân dẫn đến giảm năng suất khi thu hoạch.

Môi trường thay đổi gây bất lợi

Theo tác giả Arief Taslihan, 2015. Những ao có bệnh phân trắng có các đặc điểm sau:

  • Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao
  • Xuất hiện tảo lam
  • Nồng độ chất hữu cơ cao > 100ppm
  • Mật độ vibrio cao
  • Độ kiềm < 80ppm và > 200ppm
  • Nồng độ oxy < 3ppm trong thời gian dài
  • Nhiệt độ > 320C

Chẩn đoán hội chứng phân trắng

  • Do có nhiều tác nhân gây bệnh hội chứng phân trắng trên tôm vì thế việc chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng giúp người nuôi tôm có phát đồ điều trị mang lại hiệu quả.
  • Khi tôm bị phân trắng, cán bộ kỹ thuật cần xác định tất cả các yếu tố như môi trường nước, mật độ vi khuẩn, sự hiện diện của trùng 2 tế bào, thể vermiform. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán để đưa ra giải pháp hợp lý giúp cải thiện tình trạng phân trắng nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho người dân.

Biện pháp phòng bệnh trên tôm

  • Lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh.
  • Thả tôm với mật độ thích hợp.
  • Quản lý việc cho tôm ăn: trách dư thừa thức ăn dẫn đến môi trường nước ao bị ô nhiễm hữu cơ tạo điều kiện cho tảo lam phát triển.
  • Tiến hành diệt khuẩn nước ao nuôi định 5-7 ngày/lần.
  • Kiểm tra và cung cấp nguồn oxy đầy đủ cho tôm nuôi (hàm lượng oxy hoà tan phải lớn hơn 4 mg/l).
  • Sử dụng men vi sinh hằng ngày (Bacillus subtilis, B. megaterium, B. pumilus, Lactobacillus spp, Saccaromyces spp, Rhodopseudomonas spp,…) giúp cân bằng và duy trì chất lượng ao nuôi. Ngoài ra, khi sử dụng men vi sinh trong ao nuôi cũng giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho tôm, cũng như giảm sự phát triển quá mức của tảo trong ao nuôi.
  • Sử dụng men vi sinh, một số loại thảo dược, acid hữu cơ và hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và ức chế sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn có khả năng gây hại cho tôm.

SẢN PHẨM GỢI Ý